GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
 0908 292 604

Giới thiệu

Nghề luật sư được xã hội nhìn nhận là một trong những nghề cao quý nhưng cũng có không ít khó khăn, thử thách và cả những nguy hiểm cho người hành nghề. Nghề luật sư được coi là cao quý vì “hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” (Điều 3-Luật Luật sư). Nghề này cũng gặp không ít khó khăn, thử thách và nguy hiểm vì đây đó vẫn còn những hành vi “cản trở hoạt động hành nghề của luật sư”.

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

16-10-2023 - .Lượt xem 949

Các tranh chấp liên quan đến đất đai thường rất phức tạp, thời gian giải quyết kéo dài và rất nhiều quy định của pháp luật có liên quan, nên việc am hiểu pháp luật về đất đai sẽ phần nào giảm thiểu được rủi ro khi tham gia các giao dịch có liên quan đến đất đai.

Khi dân số ngày càng tăng, dân cư từ các vùng nông thôn đổ dòn vào các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội phát triển thì giá nhà đất tại các thành phố lớn càng sốt hơn bao giờ hết. Kèm theo đó là sự phát triển của kinh tế thị trường làm cho đất đai ngày càng có giá, vì thế mà những tranh chấp về đất đai diễn ra càng nhiều. Các dạng tranh chấp đất đai rất đa dạng và phong phú, có thể là đan xen nhau. Có thể chia làm hai dạng tranh chấp cơ bản: tranh chấp ai là người sở hữu đất hợp pháp, tranh chấp khi người sở hữu hợp pháp thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Dạng 1: Tranh chấp xác định ai là người sở hữu hợp pháp đất đai

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa người ở hai tỉnh, hai huyện, hai xã với nhau, tập trung ở những nơi có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, những vị trí dọc theo triền sông lớn, những vùng có địa giới không rõ ràng, không có mốc giới nhưng là vị trí quan trọng, ở những nơi có nguồn lâm, thổ sản quý. Cùng với việc chia tách các đơn vị hành chính tỉnh, huyện, xã thì tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tương đối nhiều. Ví dụ như đất có nguồn gốc từ việc khai hoang nhưng sau khi có việc chia tách huyện thì lại ở hai huyện khác nhau, dẫn đến tranh chấp giữa các hộ liền kề.
Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Thực chất đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau họ không còn quản lý, sử dụng nữa. Bây giờ những người này đòi lại người đang quản lý, sử dụng dẫn đến tranh chấp. Trong dạng tranh chấp này có các loại sau:
Đòi lại đất, tài sản của họ, của người thân trong các giai đoạn khác nhau trước đây qua các cuộc điều chỉnh đã chia, cấp cho người khác: Sau cải cách ruộng đất, nông nghiệp, nông thôn bước vào thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp. Đặc biệt từ năm 1958, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp theo mô hình sản xuất tập thể, quản lý tập trung. Ruộng đất và các tư liệu sản xuất của nông dân được tập trung vào hợp tác xã. Đến khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 10/TW năm 1988, đất đai được phân chia đến hộ gia đình, cá nhân để sản xuất. Do việc phân chia đất đai không hợp lý một số cán bộ xã, huyện đã làm sai như chia đất sản xuất cho những người không phải là nông dân để rồi những người này đem bán, cho thuê, trong khi đó nông dân không có đất sản xuất, một số hộ trước khi vào tập đoàn, hợp tác xã có đất, đến khi giải thể họ không có đất để canh tác. Một số hộ thực hiện chính sách “nhường cơm sẻ áo” của Nhà nước trong những năm 1981 - 1986 đã nhường đất cho những người khác sử dụng, nay đòi lại... ở miền Nam, Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo công thương nghiệp, quốc hữu hóa đất đai, nhà cửa, tư liệu sản xuất của địa chủ, tư bản và tay sai chế độ cũ hoặc giao nhà cửa, đất đai cho người khác sử dụng, đến nay, do có sự hiểu lầm về chính sách họ cũng đòi lại những người đang quản lý, sử dụng. Ngoài ra, một số người bỏ đi nơi khác hoặc ra nước ngoài sinh sống, nay trở về đòi lại đất đai, tài sản trước đây đã được giao cho người khác quản lý, sử dụng.
Tranh chấp giữa những người làm nghề thủ công, nay thất nghiệp trở về đòi lại ruộng của những người làm nông nghiệp: Những người làm nghề thủ công trước đây đã được phân ruộng để sản xuất, để ở, sau đó họ không sản xuất nông nghiệp nữa hoặc chuyển đi nơi khác để làm nghề, đến nay họ trở về đòi lại đất để sản xuất, để ở.
+ Tranh chấp đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ họ. Dạng tranh chấp này thường xảy ra như sau: Trước đây do hoàn cảnh lịch sử, chính quyền địa phương đã mượn đất của các cơ sở nói trên để sử dụng hoặc tịch thu một số cơ sở để làm trụ sở cơ quan, trường học..., đến nay, các cơ sở đó đòi lại nhưng Nhà nước không trả lại được nên dẫn đến khiếu kiện của các cơ sở đó. Ngoài ra, trong những trường hợp nói trên, một số người được các nhà thờ, dòng tu, chùa chiền, nhà thờ họ cho đất để ở họ đã xây dựng nhà kiên cố hoặc lấn chiếm thêm đất của các cơ sở nói trên dẫn đến việc các cơ sở nói trên đòi lại đất, nhà.
Tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ: Dạng tranh chấp này phát sinh do việc một bên cho bên kia mượn đất, thuê đất, cho ở nhờ. Có vụ cho mượn, thuê gần đây, có vụ cho mượn, thuê cách đây vài chục năm (nhất là ở miền Nam). Nhiều trường hợp không làm hợp đồng, chỉ giao kết bằng miệng dẫn đến khi bên cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ hoặc là hết hạn hợp đồng hoặc đòi lại, bên mượn, thuê, ở nhờ đã xây dựng nhà kiên cố, một số có tên trong sổ địa chính hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc tranh chấp càng trở nên phức tạp, dẫn đến việc công dân khiếu kiện các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn: Đây là trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. Đất tranh chấp có thể là đất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đất để ở; có thể là giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa một bên ly hôn với hộ gia đình vợ hoặc chồng hoặc có thể xảy ra khi bố mẹ cho con đất, đến khi con ly hôn thì cha mẹ đòi lại...
Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp do người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp.
Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý: Đây là tranh chấp về ranh giới. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. Những trường hợp tranh chấp này xảy ra thường do ranh giới đất giữa những người sử dụng đất liền kề không rõ ràng, đất này thường sang nhượng nhiều lần, bàn giao không rõ ràng. Ngoài ra, việc tranh chấp ranh giới xảy ra nhiều khi do lỗi của các cơ quan nhà nước, đó là khi cấp đất, cơ quan cấp đất có ghi diện tích, nhưng không đo đạc cụ thể khi giao đất chỉ căn cứ vào giấy cấp đất và đơn kê khai diện tích của đương sự. Sau này khi đương sự đo lại thấy diện tích đất ít hơn so với quyết định cấp đất cũng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phần diện tích chồng lên nhau. Do đó cũng gây nên tranh chấp giữa các hộ liền kề nhau. Khi giải quyết tranh chấp, các cơ quan có thẩm quyền phải xác định phần đất tranh chấp đó là thuộc quyền sử dụng của ai.
- Tranh chấp giữa đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới với đồng bào dân tộc sở tại: Đây là dạng tranh chấp thường xảy ra ở vùng Tây Nguyên. Việc di dân, đặc biệt là di dân tự do khi đến nơi ở mới không phải lúc nào chính quyền sở tại cũng cấp đất cho người dân di cư, dẫn đến việc người mới đến phá rừng, lấn chiếm đất đai dẫn đến tranh chấp với đồng bào dân tộc sở tại.
Tranh chấp giữa các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác với nhân dân địa phương: Do cơ chế trước đây nên dẫn đến tình trạng các nông trường, lâm trường, các đơn vị quân đội bao chiếm một lượng lớn đất đai, không sử dụng hết để đất bỏ hoang hoặc cho người dân sử dụng theo hình thức phát canh, thu tô. Mặt khác, nhiều nông trường, lâm trường, các đơn vị quân đội quản lý đất đai lỏng lẻo dẫn đến tình trạng người dân chiếm đất để sử dụng. Do đó cũng dẫn đến tranh chấp đất đai.
2. Tranh chấp phát sinh trong quá trình người sử dụng đất hợp pháp thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình 
Trong các dạng tranh chấp này thì người đang sử dụng đất đã sử dụng hợp pháp đất, không có ai tranh chấp. Tuy nhiên, khi sử dụng quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của mình như thực hiện các giao dịch về dân sự hoặc do chủ trương, chính sách của Nhà nước như giải tỏa, trưng dụng, trưng mua hoặc do người khác gây thiệt hại, hoặc bị hạn chế về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của mình mà dẫn đến tranh chấp. Có các dạng tranh chấp sau:
Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
Tranh chấp về mục đích sử dụng, đặc biệt là tranh chấp về đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cao su với đất trồng cà phê, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng. Trong thực tế trường hợp tranh chấp này xảy ra như sau: Do mục đích sử dụng đất nên Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng để giao cho người khác sử dụng với mục đích khác, dẫn đến người đang sử dụng đất khiếu kiện việc chuyển mục đích sử dụng đất hay khiếu kiện việc thu hồi hoặc khiếu kiện người được giao đất sử dụng với mục đích khác. Mặt khác, người được Nhà nước giao đất chuyển mục đích sử dụng khiếu kiện người đang sử dụng đất phải giao đất cho mình theo quyết định giao đất.
Tranh chấp về giải toả mặt bằng phục vụ các công trình công cộng, lợi ích quốc gia và mức đền bù khi thực hiện giải tỏa. Trong tranh chấp loại này chủ yếu là khiếu kiện về giá đất đền bù, diện tích đất được đền bù, giá cả đất tái định cư và đền bù không đúng người, giải tỏa quá mức quy định để chừa đất cấp cho các đối tượng khác. Trong tình hình hiện nay, việc quy hoạch mở mang đường sá, đô thị quá lớn đẫn đến việc tranh chấp loại này rất gay gắt, phức tạp và có nhiều người, tập thể đồng loạt khiếu kiện.

3. Giải quyết tranh chấp đất đai

a. Hòa giải tranh chấp đất đai

Điều 202 Luật đất đai 2013 và điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-Cp của Chính phủ ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

Về yêu cầu hòa giải giữa các bên: Các bên tranh chấp có quyền tự hòa giải, thông qua hòa giải ở cơ sở hoặc yêu cầu UBND cấp xã hòa giải tranh chấp.

Về thời hạn hòa giải: UBND cấp xã thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Về trách nhiệm của UBND cấp xã khi nhận đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai:

Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thấp giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.

Thành lập Hội đồng hào giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Về phát sinh ý kiến khác của các bên: Sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành các bên tranh chấp có ý kiến bằng avwn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải, thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập thành bien =e bản hòa giải thành hoặc không thành. 

Về trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành, mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải: UNBD cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

b. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứn nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 cảu Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất: Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bất động sản.

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã nhưng không thành mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013: trương hợp này đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đát đai theo quy định sau (sau khi đã có hồ sơ hòa giải UBND cấp xã)

- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh;

- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

Bài viết liên quan

  • Trong thời hạn 5-7 ngày kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp pháp liên quan đến khoản nợ, chúng tôi sẽ tiến hành các biện pháp thu thập thông tin nhanh nhất để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
  • Văn phòng luật sư Bình Tân chuyên tư vấn thủ tục ly hôn nhanh, các bước thực hiện ly hôn nhanh, phân chia tài sản chung, nhận nuôi con. Khách có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0908 292 604 để được tư vấn miễn phí qua điện thoại.
  • Người xưa đã nói: “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại”, nghĩa là “Một ngày tù bằng nghìn năm ở ngoài”. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tập thơ “Nhật ký trong tù” đã viết: “Đau khổ chi bằng mất tự do”. Trong vụ án hình sự, nghi can phải đối diện với thực trạng bị hạn chế quyền tự do. Do đó, khi bị tạm giữ, tạm giam nhiều người rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Vì vậy, luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự không chỉ giúp đỡ nghi can về mặt pháp lý mà còn giúp đỡ, động viên tinh thần giúp nghi can vượt qua khủng hoảng tâm lý. Luật pháp cho phép luật sư được tham gia bào chữa ngay từ giai đoạn tạm giữ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra vụ án nên trong nhiều trường hợp, luật sư là cầu nối trao đổi thông tin giữa người thân và nghi can trong phạm vi pháp luật cho phép, vì tại giai đoạn này cơ quan điều tra thường không cho phép nghi can tiếp xúc với người thân.
  • Thủ tục hành chính là hoạt động giữa cơ quan nhà nước và công dân. Mọi người đều có quyền khiếu nại, khởi kiện nếu nhận thấy quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan nhà nước xâm phạm quyền lợi hợp pháp của mình...
  • Tranh chấp là điều không tránh khỏi trong cuộc sống đa dạng và phức tạp hiện nay. Có nhiều dạng tranh chấp, Văn phòng luật sư Bình Tân có thế mạnh về giải quyết một số dạng tranh chấp sau:
  • Dịch vụ luật sư tư vấn bảo hiểm là sự lựa chọn tối ưu cho việc xử lý và giải quyết các yêu cầu và công việc pháp lý trong quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động.
  • Tại dịch vụ luật sư doanh nghiệp của Luật Bình Tân có đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm về tranh tụng, tố tụng, xử lý chuyên nghiệp các vấn đề liên quan đến pháp luật
  • Nếu bạn đang cần thuê dịch vụ luật sư bào chữa giỏi, giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao thì hãy liên hệ ngay tới số tổng đài: 0908. 292. 604
  • Dịch vụ luật tư vấn pháp lý được đánh giá là một giải pháp tối ưu nhất khi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng, khó khăn, gặp phải các vướng mắc pháp lý về lĩnh vực dân sự, hợp đồng, đất đai, thừa kế, hôn nhân, tố tụng, hành chính,…
  • mối quan hệ trong doanh nghiệp là mối quan hệ cấp trên – cấp dưới; mệnh lệnh – phục tùng. Trách nhiệm của cấp dưới là chấp hành và triển khai thực hiện các mệnh lệnh. Trong các vấn đề về quản lý, điều hành hay trong các thương vụ về hợp tác, kinh doanh, đầu tư..., ít nhân viên nào có đủ tự tin để đưa ra một quan điểm pháp lý trái ngược với chủ trương của lãnh đạo nếu chưa chắc chắn sẽ được lắng nghe hay có thể làm cấp trên nổi giận.

Hổ trợ trực tuyến

Hotline0908 292 604
  Mr. Quynh
0908 292 604

Văn bản pháp luật

  • Văn bản 2
  • Văn bản 1

Sơ đồ đường đi

 

 

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BÌNH TÂN
Trụ sở: 840/31/1 Hương lộ 2, P. Bình Trị Đông A,  Quận Bình Tân, Tp. HCM
Văn phòng giao dịch: 60A Miếu Gò Xoài, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
 
Trưởng văn phòng: Luật sư Nguyễn Văn Quynh
Điện thoại: 0908. 292. 604 
Emai: quynhsaigontre@gmail.com
Zalo
Hotline