TÌM HIỂU TỘI VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ, MỘT CHỒNG

TÌM HIỂU TỘI VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ, MỘT CHỒNG

TÌM HIỂU TỘI VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ, MỘT CHỒNG

TÌM HIỂU TỘI VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ, MỘT CHỒNG

TÌM HIỂU TỘI VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ, MỘT CHỒNG
TÌM HIỂU TỘI VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ, MỘT CHỒNG
 0908 292 604

Giới thiệu

Nghề luật sư được xã hội nhìn nhận là một trong những nghề cao quý nhưng cũng có không ít khó khăn, thử thách và cả những nguy hiểm cho người hành nghề. Nghề luật sư được coi là cao quý vì “hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” (Điều 3-Luật Luật sư). Nghề này cũng gặp không ít khó khăn, thử thách và nguy hiểm vì đây đó vẫn còn những hành vi “cản trở hoạt động hành nghề của luật sư”.

TÌM HIỂU TỘI VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ, MỘT CHỒNG

15-10-2023 - .Lượt xem 600

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi ngoại tình không phải là một vấn đề mới. Cụ thể, người có hành vi ngoại tình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo Điều 147 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Theo quy định này, người có hành vi “vi phạm chế độ một vợ, một chồng” được hiểu là người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Từ ngày 1/7/2016, Bộ luật hình sự năm 2015 sẽ thay thế Bộ luật hình sự năm 1999, theo quy định tại Điều 182 Bộ luật mới về “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng”, những hậu quả mà hành vi ngoại tình gây ra được quy định cụ thể, thay thế cho hậu quả chung chung được quy định trong Bộ luật cũ.

Theo đó, không phải người nào ngoại tình cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 182, cụ thể:

“Điều 182: Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến một năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó”.

Khái niệm “chung sống như vợ chồng” đã được quy định tại Điều 147 Bộ luật hình sự cũ và được Điều 182 Bộ luật mới giữ nguyên. Khái niệm này đã được giải thích cụ thể tại mục 3.1 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001:

“Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...”.

Theo quy định của Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 vừa trích dẫn ở trên, chỉ những người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ và hậu quả của việc kết hôn, chung sống như vợ chồng đó đã làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn thì mới có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Như vậy, không phải cứ đi ngoại tình rồi dẫn đến ly hôn là sẽ bị phạt tù. Chỉ phạt tù những người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc ngược lại, có hành vi “kết hôn” hoặc “chung sống như vợ chồng” với người khác và những hành vi này đã gây ra một trong các hậu quả quy định tại Điều 182 mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với trường hợp người có hành vi ngoại tình nhưng hành vi này chưa đủ yếu tố cấu thành “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo quy định của Điều 182 BLHS 2015 thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013.

Cụ thể: “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ...”.

Ngoài những vấn đề trên thì người ngoại tình sẽ bất lợi khi chia tài sản ly hôn. Theo Thông tư liên tịch 01/2016 giữa TAND Tối cao, VKSND Tối cao và Bộ Tư pháp có hiệu lực từ ngày 1/3/2016, vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận về toàn bộ vấn đề, bao gồm cả phân chia tài sản. Trường hợp nhờ tòa án phân xử thì HĐXX có tính đến các yếu tố sau để xác định tỷ lệ tài sản của mỗi người. 

Cụ thể, bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận lại tài sản để đảm bảo duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng. 

Tòa cũng xét đến "công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung". Có nghĩa, người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có đóng góp công sức nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

Việc chia tài sản chung của vợ chồng phải đảm bảo cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng, người chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Chẳng hạn, vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ôtô trị giá 400 triệu đồng do người chồng đang kinh doanh taxi cùng một cửa hàng tạp hóa trị giá 200 triệu đồng do vợ quản lý. Khi giải quyết ly hôn và tài sản chung, tòa án phải xem xét giao cửa hàng cho người vợ, giao ôtô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng được nhận phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho vợ thêm 100 triệu đồng.

Thông tư cho phép thẩm phán dựa vào lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ nhân thân, tài sản dẫn đến ly hôn. Ví dụ, nếu người chồng có hành vi bạo lực gia đình, ngoại tình thì tòa án phải xem xét yếu tố "lỗi" này khi chia tài sản chung để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

Giá trị tài sản chung của vợ chồng; tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc. Khi giải quyết tài sản khi ly hôn, tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Thông tư quy định tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi có người vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và các quyền, lợi ích hợp pháp khác... Thông tư đưa ra ví dụ, ông A đang có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh B. Sau đó ông A kết hôn với bà C và thỏa thuận chuyển giao toàn bộ tài sản của mình cho bà C, do đó không còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh B. Như vậy, trong trường hợp này, tòa án xác định thỏa thuận về tài sản giữa ông A và bà C bị vô hiệu.

Vụ việc hôn nhân và gia đình đã được tòa án thụ lý trước ngày thông tư liên tịch này có hiệu lực nhưng kể từ ngày 1/3 mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, tái thẩm thì áp dụng thông tư để giải quyết. Bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày thông tư có hiệu lực thì không áp dụng hướng dẫn tại thông tư để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Bài viết liên quan

  • Trong thời hạn 5-7 ngày kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp pháp liên quan đến khoản nợ, chúng tôi sẽ tiến hành các biện pháp thu thập thông tin nhanh nhất để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
  • Văn phòng luật sư Bình Tân chuyên tư vấn thủ tục ly hôn nhanh, các bước thực hiện ly hôn nhanh, phân chia tài sản chung, nhận nuôi con. Khách có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0908 292 604 để được tư vấn miễn phí qua điện thoại.
  • Người xưa đã nói: “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại”, nghĩa là “Một ngày tù bằng nghìn năm ở ngoài”. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tập thơ “Nhật ký trong tù” đã viết: “Đau khổ chi bằng mất tự do”. Trong vụ án hình sự, nghi can phải đối diện với thực trạng bị hạn chế quyền tự do. Do đó, khi bị tạm giữ, tạm giam nhiều người rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Vì vậy, luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự không chỉ giúp đỡ nghi can về mặt pháp lý mà còn giúp đỡ, động viên tinh thần giúp nghi can vượt qua khủng hoảng tâm lý. Luật pháp cho phép luật sư được tham gia bào chữa ngay từ giai đoạn tạm giữ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra vụ án nên trong nhiều trường hợp, luật sư là cầu nối trao đổi thông tin giữa người thân và nghi can trong phạm vi pháp luật cho phép, vì tại giai đoạn này cơ quan điều tra thường không cho phép nghi can tiếp xúc với người thân.
  • Các tranh chấp liên quan đến đất đai thường rất phức tạp, thời gian giải quyết kéo dài và rất nhiều quy định của pháp luật có liên quan, nên việc am hiểu pháp luật về đất đai sẽ phần nào giảm thiểu được rủi ro khi tham gia các giao dịch có liên quan đến đất đai.
  • Thủ tục hành chính là hoạt động giữa cơ quan nhà nước và công dân. Mọi người đều có quyền khiếu nại, khởi kiện nếu nhận thấy quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan nhà nước xâm phạm quyền lợi hợp pháp của mình...
  • Tranh chấp là điều không tránh khỏi trong cuộc sống đa dạng và phức tạp hiện nay. Có nhiều dạng tranh chấp, Văn phòng luật sư Bình Tân có thế mạnh về giải quyết một số dạng tranh chấp sau:
  • Dịch vụ luật sư tư vấn bảo hiểm là sự lựa chọn tối ưu cho việc xử lý và giải quyết các yêu cầu và công việc pháp lý trong quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động.
  • Tại dịch vụ luật sư doanh nghiệp của Luật Bình Tân có đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm về tranh tụng, tố tụng, xử lý chuyên nghiệp các vấn đề liên quan đến pháp luật
  • Nếu bạn đang cần thuê dịch vụ luật sư bào chữa giỏi, giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao thì hãy liên hệ ngay tới số tổng đài: 0908. 292. 604
  • Dịch vụ luật tư vấn pháp lý được đánh giá là một giải pháp tối ưu nhất khi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng, khó khăn, gặp phải các vướng mắc pháp lý về lĩnh vực dân sự, hợp đồng, đất đai, thừa kế, hôn nhân, tố tụng, hành chính,…

Hổ trợ trực tuyến

Hotline0908 292 604
  Mr. Quynh
0908 292 604

Văn bản pháp luật

  • Văn bản 2
  • Văn bản 1

Sơ đồ đường đi

 

 

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BÌNH TÂN
Trụ sở: 840/31/1 Hương lộ 2, P. Bình Trị Đông A,  Quận Bình Tân, Tp. HCM
Văn phòng giao dịch: 60A Miếu Gò Xoài, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
 
Trưởng văn phòng: Luật sư Nguyễn Văn Quynh
Điện thoại: 0908. 292. 604 
Emai: quynhsaigontre@gmail.com
Zalo
Hotline