Hoàn thiện các quy định về miễn chấp hành hình phạt

Hoàn thiện các quy định về miễn chấp hành hình phạt

Hoàn thiện các quy định về miễn chấp hành hình phạt

Hoàn thiện các quy định về miễn chấp hành hình phạt

Hoàn thiện các quy định về miễn chấp hành hình phạt
Hoàn thiện các quy định về miễn chấp hành hình phạt
 0908 292 604

Giới thiệu

Nghề luật sư được xã hội nhìn nhận là một trong những nghề cao quý nhưng cũng có không ít khó khăn, thử thách và cả những nguy hiểm cho người hành nghề. Nghề luật sư được coi là cao quý vì “hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” (Điều 3-Luật Luật sư). Nghề này cũng gặp không ít khó khăn, thử thách và nguy hiểm vì đây đó vẫn còn những hành vi “cản trở hoạt động hành nghề của luật sư”.

Hoàn thiện các quy định về miễn chấp hành hình phạt

16-10-2023 - .Lượt xem 142

TS. Nguyễn Văn Cừ - Học viện Cảnh sát nhân dân

 

1.       Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc phần còn lại (chưa chấp hành) của mức hình phạt đã tuyên. Miễn chấp hành hình phạt khác với miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục áp dụng. Miễn trách nhiệm hình sự được các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án) áp dụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử khi có các tình tiết phù hợp với quy định của pháp luật. Miễn hình phạt được Toà án áp dụng trong giai đoạn xét xử; người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự (BLHS), đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự (Điều 54 BLHS). Miễn chấp hành hình phạt được áp dụng trong giai đoạn thi hành án hình sự khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật.

 

Miễn chấp hành hình phạt là chế định nhân đạo trong Luật hình sự Việt Nam. Thực hiện những quy định này nhằm tiết kiệm việc áp dụng chế tài của Luật hình sự nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu giáo dục người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội. Áp dụng đúng chế định này có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đáp ứng mục tiêu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy vậy, không ít cán bộ tư pháp chưa nhận thức đúng về chế định này, chưa phân biệt chính xác, đầy đủ về những trường hợp "được" miễn chấp hành hình phạt và những trường hợp "có thể được” miễn chấp hành hình phạt, dẫn đến lúng túng khi áp dụng vào quá trinh thi hành án hình sự.

 

Nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật hình sự về miễn chấp hành hình phạt, dựa vào những tiêu chí nhất định thì có thể phân chia các trường hợp miễn chấp hành hình phạt thành những loại khác nhau. Căn cứ vào loại hình phạt được miễn chấp hành thì có thể chia thành hai trường hợp là miễn chấp hành hình phạt chính và miễn chấp hành hình phạt bổ sung. Theo mức độ miễn chấp hành thì có thể chia thành hai loại là miễn chấp hành toàn bộ hình phạt đã tuyên, miễn chấp hành phần hình phạt còn lại chưa được thi hành. Theo thẩm quyền quyết định cho miễn chấp hành hình phạt thì có thể chia thành: Miễn chấp hành hình phạt do Toà án quyết định và miễn chấp hành hình phạt do cơ quan khác quyết định (như trường hợp đặc xá, đại xá). Theo căn cứ pháp lý để áp dụng thì có thể chia thành hai trường hợp là miễn chấp hành hình phạt theo quy định của BLHS (Điều 57, 58...) và miễn chấp hành hình phạt theo quy định khác. Đa số các nghiên cứu lý luận xác định, án treo là trường hợp đặc biệt của việc miễn chấp hành hình phạt. Theo đó, án treo được hiểu là (tạm thời) miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Dựa vào cách thức mà nhà làm luật quy định (tuỳ nghi lựa chọn hoặc bắt buộc) có thể phân chia các trường hợp miễn chấp hành hình phạt thành hai loại là các trường hợp "có thể được” miễn chấp hành hình phạt và các trường hợp "được” miễn chấp hành hình phạt.

 

2.       Theo quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), người bị kết án có thể được miễn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

 

+ Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt (khoản 1 Điều 57 BLHS).

 

+ Đối với người bị kết án về tội ít nghiêm trọng đã được hoãn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 61 của BLHS, nếu trong thời gian được hoãn đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thểquyết định miễn chấp hành hình phạt (khoản 3 Điều 57 BLHS).

 

+ Đối với người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 của BLHS, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại (khoản 4 Điều 57 BLHS).

 

+ Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt, Toà án có thểquyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại (khoản 5 Điều 57 BLHS).

 

+ Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại (khoản 2 Điều 58 BLHS).

 

+ Người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại (khoản 2 Điều 76 BLHS).

 

+ Người chưa thành niên bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thểquyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại (khoản 3 Điều 76 BLHS).

 

Như vậy, theo quy định của BLHS thì những quy định trên đây là các trường hợp mà Toà án "có thể”quyết định miễn chấp hành hình phạt. Ở đây, các nhà làm luật hình sự đã xây dựng các quy phạm theo dạng tuỳ nghi, trao cho Tòa án quyền lựa chọn để quyết định việc có miễn chấp hành hình phạt hay không. Xây dựng luật theo hướng này nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của Tòa án trong việc áp dụng pháp luật, khi ra quyết định trong từng trường hợp phải đảm bảo khách quan, chính xác, phù hợp với các nguyên tắc chung của pháp luật và các tình tiết cụ thể của người bị kết án. Tuy nhiên, Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt đã hướng dẫn áp dụng Điều 57 BLHS năm 1999 theo hướng: Người bị kết án "được” miễn chấp hành hình phạt khi thoả mãn các điều kiện quy định tại khoản 1, 3, 4, 5 Điều 57 BLHS năm 1999.

 

3. Về các trường hợp "được” miễn chấp hành hình phạt, qua nghiên cứu cho thấy, trong BLHS năm 1999 có quy định "Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá” (khoản 2 Điều 57 BLHS năm 1999).

 

Ngoài ra, theo Nghị quyết số 33/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc hội về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS thì: Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS được công bố, đối với các trường hợp sau: Sử dụng trái phép chất ma tuý quy định tại Điều 199 của BLHS; ở lại nước ngoài trái phép quy định tại Điều 274 của BLHS; hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định tại Điều 131 của BLHS; hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 171 của BLHS, trừ hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý; hành vi quy định tại khoản 1 các Điều 137, 138, 139, 278 và 280 của BLHS mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới hai triệu đồng; hành vi quy định tại khoản 1 các điều: Điều 279, Điều 283, Điều 289, Điều 290 và Điều 291 của BLHS mà tài sản phạm tội có giá trị dưới hai triệu đồng; hành vi quy định tại khoản 1 Điều 140 mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới bốn triệu đồng; hành vi quy định tại khoản 1 Điều 141 BLHS mà tài sản bị chiếm giữ trái phép có giá trị dưới mười triệu đồng; hành vi quy định tại khoản 1 Điều 143 mà thiệt hại có giá trị dưới hai triệu đồng; hành vi quy định tại khoản 1 Điều 161 mà số tiền trốn thuế dưới một trăm triệu đồng; hành vi quy định tại khoản 1 Điều 248 mà số tiền hoặc hiện vật đánh bạc có giá trị dưới hai triệu đồng; người thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 các điều: Điều 171, Điều 182, Điều 183, Điều 184, Điều 185, Điều 191 và Điều 248 của BLHS theo tình tiết "đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm”, hành vi quy định tại khoản 1 các điều 224, 225 và 226 của BLHS theo tình tiết "đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm”, nếu vụ án đang được điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án, thì họ được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

 

Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT- BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 (viết tắt là Thông tư liên tịch số 17/2007) hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII "Các tội phạm về ma túy của BLHS năm 1999 có xác định: Chất gây nghiện, chất hướng thần là chất ma tuý; còn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là để chữa bệnh (chỉ chứa một hàm lượng nhất định chất ma túy) và được quản lý theo quy chế quản lý dược phẩm của Bộ Y tế. Người nào không thuộc đối tượng quy định tại Điều 201 BLHS mà vi phạm trong việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần nhằm mục đích kinh doanh thuốc chữa bệnh hoặc để chữa bệnh thì bị xử lý hành chính hoặc thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm tương ứng khác không phải là tội phạm về ma tuý (ví dụ: Tội kinh doanh trái phép, tội buôn lậu...). Trường hợp sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trái phép nhằm thoả mãn nhu cầu về sử dụng trái phép chất ma tuý cho mình hoặc cho người khác thì bị xử lý về tội phạm ma tuý tương ứng (nếu thoả mãn điều kiện về trọng lượng chất ma tuý theo quy định của pháp luật). "Đối với các trường hợp mà người phạm tội đã bị kết án đúng theo các văn bản trước đây và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì không áp dụng các hướng dẫn trong Thông tư này để kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm, trừ trường hợp có những căn cứ kháng nghị khác. Nếu theo Thông tư này, họ không phải chịu trách nhiệm hình sự thì giải quyết theo thủ tục miễn chấp hành hình phạt”.

 

Trường hợp sau đây là một ví dụ cụ thể cho việc áp dụng thông tư này để miễn chấp hành hình phạt: Ngày 28/11/2001, Nguyễn Tiến Tùng bị bắt khi đang vận chuyển 1,776 kg tân dược gồm thuốc Valium và thuốc Tranxene từ Tây Ninh về thành phố Hồ Chí Minh. Các cơ quan tiến hành tố tụng và hai cấp Toà án đã xác định trong hai loại thuốc này có chứa Diazepam và Clorazepate là các chất có tên trong danh mục chất ma túy nên Tùng bị xử phạt tù chung thân về tội mua bán trái phép chất ma tuý, mặc dù bị cáo Tùng khai mua số tân dược trên với mục đích bán kiếm lời nuôi vợ con chứ không hề biết đó là ma tuý. Sau khi xét xử, gia đình Tùng liên tục gửi đơn yêu cầu xem xét lại vụ án. Ngày 13/8/2010, Chánh án Toà án nhân dân tối cao có công văn trả lời là sau khi trao đổi và thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao đã có văn bản hướng dẫn thủ tục và yêu cầu Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai (nơi phạm nhân Tùng đang thụ án) phối hợp với Ban giám thị trại giam Xuân Lộc, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai tiến hành ngay các thủ tục miễn chấp hành hình phạt cho phạm nhân Tùng theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 17/2007 nói trên và các văn bản pháp luật liên quan. Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật quy định về căn cứ, thẩm quyền, thủ tục miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp do có sự thay đổi của pháp luật hình sự nên các cơ quan chức năng gặp khó khăn khi áp dụng vào thực tiễn để miễn chấp hành hình phạt cho một số phạm nhân đang chấp hành hình phạt ở các trại giam thuộc các trường hợp tương tự trên đây.

 

Như vậy, có thể thấy rằng, ngoài BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) còn có các văn bản khác quy định về một số trường hợp được miễn chấp hành hình phạt Tuy nhiên, theo Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định về điều kiện để được miễn chấp hành hình phạt chỉ nêu các trường hợp được quy định trong BLHS năm 1999 mà không đề cập đến các trường hợp khác ngoài BLHS năm 1999; dẫn đến khó khăn về căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng đối với các trường hợp miễn chấp hành hình phạt ngoài các trường hợp quy định trong BLHS như trường hợp áp dụng Nghị quyết số 33/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc hội về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS, Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC- BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII "Các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999.

 

Do đó, tác giả bài viết này đề nghị cần nghiên cứu, bổ sung vào Điều 57 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) như sau: "Khi luật hình sự xóa bỏ một tội phạm thì người đã bị kết án về tội phạm đó được miễn chấp hành hình phạt” và bổ sung vào Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục miễn chấp hành hình phạt cho trường hợp này.

 

Bài viết liên quan

  • Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là chế định được quy định tại Chương XXI Bộ luật Dân sự năm 2005 với mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xâm hại và phòng ngừa, răn đe những hành vi gây thiệt hại trong trường hợp các bên không xác lập hợp đồng.
  • Đất đai luôn là nguồn tài nguyên quý của mọi quốc gia, bởi lẽ đó là tư liệu sản xuất quan trọng để sản xuất ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người; đồng thời, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, nên việc quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả nhất luôn là vấn đề mà Chính phủ của các quốc gia quan tâm và được bảo vệ chặt chẽ bằng luật pháp.
  • Án lệ số 06/2016/AL Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
  • Trại nuôi heo của bà B có hơn 300 con heo. Toàn bộ nước thải, phân heo được xả thẳng ra một hồ chứa rộng khoảng 500 m2. Sau đó, nước thải chảy ra sông. Nước thải tại hồ chứa nổi bọt trắng và bốc mùi hôi thối. Anh T cho biết vào những ngày nắng nóng, mùi phân heo bốc lên nồng nặc, mùi hôi thối xông vào nhà rất khó chịu. Ngày nào đi làm thì thôi chứ ở nhà là phải đeo khẩu trang và cửa nhà luôn đóng kín. Nhiều lúc gia đình anh phải bỏ dở bữa cơm vì mùi hôi thối thốc vào. Chị H than thở: Biết rằng việc chăn nuôi nhằm mục đích mưu sinh nhưng chủ trại heo cũng phải nghĩ đến sức khỏe của các hộ dân xung quanh. Sống trong bầu không khí bị ô nhiễm thế này thì làm sao chúng tôi chịu nổi. Giờ bà B lại đang muốn mở rộng trang trại, vậy người dân cần gửi yêu cầu tới cơ quan nào? Cơ quan nào sẽ giải quyết những yêu cầu về vấn đề ô nhiễm tại trại nuôi heo?
  • Hai bạn sinh viên được bố mẹ gửi tiền lên nhưng không may trong đó có 1 tờ tiền giả mà 2 em không biết. Hai em này vào siêu thị mua hàng và khi trả tiền thì bị nhân viên và bảo vệ siêu thị giữ lại, bắt nộp phạt 600.000đ. Xử lý như vậy có đúng không?
  • Gia đình tôi sống ở thành phố Hải Phòng. Bố tôi dự định xây tạm một nhà kho nhỏ để chứa đồ đạc, bên cạnh ngôi nhà đang ở. Vậy cho hỏi bố tôi có cần xin giấy phép xây dựng không? Bố tôi có lên Phòng Quản lí đô thị hỏi thì cán bộ Phòng nói rằng chỉ xây nhà tạm nên chỉ cần tới UBND phường xin là được. Nhưng khi bố tôi đến UBND phường thì phường nói lên Phòng QLĐT xin và phải có công văn hoặc giấy phép từ Phòng QLĐT mới được phép xây dựng. Vậy bố tôi cần xin tại cơ quan nào?
  • Em học mới ra trường, người yêu em có bạn quen biết bên Sở giáo dục nên người yêu em nhờ bạn giúp xin việc cho em. Người bạn đó đồng ý nhưng bên em phải chồng cho anh ấy 300 triệu để xin việc. Sau khoảng 2 năm dạy hợp đồng tại một trường trung học cơ sở thì gia đình em có đến hỏi khi nào thì được được vào dạy biên chế nhưng anh ấy luôn lấy cớ để trì hoãn hoặc không gặp mặt. Gia đình em làm căng vấn đề lên thì anh ấy mới nói là phải chờ đến năm 2020 mới chạy được và chỉ trả lại cho nhà em 70 triệu đồng. Giờ nhà em muốn hủy Hợp đồng, đòi lại tiền có được không ạ? Chứng cứ liên quan gồm Hợp đồng công việc giữa gia đình em với anh đó (Cam kết 2020 sẽ vào biên chế), Bản ghi âm các cuộc gọi trao đổi trong thông tin (trong khoảng 2 năm) Vậy với những chứng cứ trên thì liệu em có cơ hội đòi lại tiền không? Anh bạn kia sẽ bị xử phạt ra sao? Em xin cảm ơn.
  • Em rể em bị tai nạn giao thông và mất trên đường đi cấp cứu. Người điều khiển xe gây tai nạn đã bỏ chạy ngay khi gây tai nạn. Người dân bên đường đã đưa em rể đi cấp cứu và báo gia đình biết tin cũng như biển số xe gây tai nạn. Trong khi tổ chức đám tang, người nhà của người gây tai nạn có đến và đưa nhà em 30 triệu nói là tiền phúng viếng. Sau đó khoảng 2 tháng sau người nhà em có lên công an muốn biết vụ án được tiến hành tới đâu, công an cho hay khi nào có tin tức sẽ liên hệ với người nhà em. Nhưng mới tuần trước nhà em lại lên công an thì họ nói lỗi hoàn toàn là do bố vợ em, trong biên bản cũng không hề nhắc tới vấn đề người điều khiển xe máy đã uống rượu và bỏ chạy. Vậy nhà em cần làm gì để đòi lại công bằng cho em rể em?
  • Gia đình tôi có năm anh em. Ba tôi đã mất (không để lại di chúc), chỉ còn mẹ. Ba mẹ tôi cùng tạo dựng căn nhà đã lâu (50 năm). Một em trai của tôi lập gia đình ở riêng và đã mất, nay cô em dâu có chồng chết này đến nhà đòi mẹ tôi phải ký giấy di chúc cho cô được chia phần của chồng (cô đã có ba con với em tôi). Xin hỏi yêu cầu của cô em dâu có đúng pháp luật không?
  • Luật sư sẽ tư vấn khách hàng về các vấn đề pháp lý và đại diện cho khách hàng tại Tòa án. Khi bạn mang vấn đề của mình đến gặp luật sư, anh ấy hoặc cô ấy bước đầu sẽ tìm hiểu vấn đề trước khi tiến hành thảo luận về tất cả kết quả có thể xảy ra đối với bạn. Luật sư sẽ là người bào chữa hoặc cố vấn pháp luật cho bạn tại Tòa nếu bạn đang kiện hoặc bị kiện bởi một ai đó. Các luật sư và cộng sự thường ở trong văn phòng của mình và giải quyết cho khách hàng tìm đến mình vì các lời khuyên hoặc hành động pháp lý.

Hổ trợ trực tuyến

Hotline0908 292 604
  Mr. Quynh
0908 292 604
  Ms. Như
0913 466 531

Văn bản pháp luật

  • Văn bản 2
  • Văn bản 1

Sơ đồ đường đi

 

 

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BÌNH TÂN
Trụ sở: 840/31/1 Hương lộ 2, P. Bình Trị Đông A,  Quận Bình Tân, Tp. HCM
Văn phòng giao dịch: 60A Miếu Gò Xoài, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
 
Trưởng văn phòng: Luật sư Nguyễn Văn Quynh
Điện thoại: 0908. 292. 604 
Emai: quynhsaigontre@gmail.com
Zalo
Hotline