Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân Việt Nam

Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân Việt Nam

Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân Việt Nam

Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân Việt Nam

Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân Việt Nam
Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân Việt Nam
 0908 292 604

Giới thiệu

Nghề luật sư được xã hội nhìn nhận là một trong những nghề cao quý nhưng cũng có không ít khó khăn, thử thách và cả những nguy hiểm cho người hành nghề. Nghề luật sư được coi là cao quý vì “hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” (Điều 3-Luật Luật sư). Nghề này cũng gặp không ít khó khăn, thử thách và nguy hiểm vì đây đó vẫn còn những hành vi “cản trở hoạt động hành nghề của luật sư”.

Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân Việt Nam

16-10-2023 - .Lượt xem 228
1. Một số bất cập về pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và thực thi quyền khiếu nại, tố cáo
 
    - Trong pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo Chủ thể của quyền khiếu nại còn chưa thống nhất trong Luật khiếu nại năm 2011. Theo khoản 1, 2 Điều 2 của Luật khiếu nại năm 2011 thì người nước ngoài và người không quốc tịch sống trên lãnh thổ Việt Nam không được có quyền khiếu nại. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật khiếu nại năm 2011: “Khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và việc giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của Luật này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác” thì cá nhân nước ngoài vẫn có quyền khiếu nại và vẫn thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật khiếu nại năm 2011.
 

q

    - Quy định người giải quyết khiếu nại cũng còn bất cập. Khoản 6 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 quy định: “Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại”. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 7 của Luật khiếu nại năm 2011 quy định: “Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”.
 
    Quy định này không phù hợp, có sự mâu thuẫn với thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định từ Điều 17 đến Điều 26 Luật khiếu nại năm 2011 bởi thẩm quyền giải quyết bao giờ cũng thuộc về cá nhân chứ không thuộc về cơ quan, tổ chức. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật khiếu nại thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp. Nếu phát hiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật thì người khiếu nại phải khiếu nại đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức chứ không khiếu nại đến người đã ra quyết định hành chính, càng không phải là cơ quan có người có hành vi hành chính trái pháp luật.
 
    Với quy định không rõ ràng như khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại năm 2011 thì trong nhiều trường hợp người khiếu nại gửi đơn khiếu nại lòng vòng, không đúng người có thẩm quyền giải quyết và mất quyền khiếu nại khi thời hiệu khiếu nại đã hết.
 
    - Theo quy định hiện hành, công dân chỉ có quyền khiếu nại một quyết định hành chính mang tính cá biệt mà không có quyền khiếu nại quyết định mang tính quy phạm của cơ quan nhà nước. Đây là một hạn chế đối với quyền khiếu nại của công dân vì trên thực tế, chính những quyết định này mới gây nhiều bức xúc trong nhân dân và thậm chí dẫn đến những khiếu nại đông người, vượt cấp. Theo thống kê của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), từ năm 2002 đến năm 2005 đã phát hiện 33 tỉnh, thành ban hành 86 Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị có nội dung trái pháp luật(2). Lĩnh vực có nhiều văn bản sai trái nhất là: Xử lý vi phạm hành chính, ưu đãi đầu tư, biên chế, đất đai, lệ phí. Tuy nhiên, quá thời hạn ngày 10-02-2006 (theo đề nghị của Bộ Tư pháp) chỉ có 16/33 địa phương tự bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của mình.
 
    - Hiện nay, các văn bản khác có liên quan (nhất là quyền khiếu nại, tố cáo trong một số lĩnh vực nóng như đất đai, PCTN,…) vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung. Vì vậy, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân hiện nay, vẫn chưa đủ cơ sở để thực thi hiệu quả trong thực tế dù các văn bản quan trọng đã có những thay đổi đáng kể. 
 
    - Quá trình thực thi quyền khiếu nại, tố cáo
 
    Thứ nhất, về tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo Theo số liệu của Thanh tra Chính phủ, từ năm 2005 đến 30-6-2009(3), các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương và địa phương đã tiếp nhận 628.305 đơn khiếu nại với tổng số 442.433 vụ việc và đã giải quyết 295.820 vụ việc thuộc thẩm quyền, đạt 93,42%. Trong số đó, UBND các cấp đã nhận 520.586 đơn khiếu nại với tổng số 263.225 vụ việc thuộc thẩm quyền và đã giải quyết 246.404 vụ việc, đạt 93,6%. Các bộ, ngành nhận được 107.719 đơn khiếu nại với tổng số 53.401 vụ việc thuộc thẩm quyền và đã giải quyết 49.416 vụ việc, đạt 92,53%. Trong năm 2010, cả nước đã phát sinh 22.997 lượt đơn tố cáo với 13.152 vụ việc chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức cố ý làm trái, chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lý. Qua giải quyết các cơ quan chức năng đã kiến nghị, thu hồi cho Nhà nước 48,187 tỷ đồng, 63,35 ha đất, trả lại cho tập thể, công dân 50,982 tỷ đồng, 123 ha đất và xử lý hành chính 754 trường hợp, chuyển Cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 46 vụ/89 người. Cụ thể là, từ năm 2006-2010, số công dân khiếu nại, tố cáo tại thành phố Hà Nội là 173.265 (tăng 20% so với giai đoạn 2001- 2005). Số cuộc thanh tra đã triển khai là 1.400; đã giải quyết 11.821 vụ khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, trong năm 2008 khi phân tích 3.278 đơn tố cáo cho thấy có 1.206 đơn tố cáo đúng và 1.407 đơn tố cáo sai (42,8%). Qua đó cho thấy, khá nhiều đơn tố cáo còn chưa chính xác. Cá nhân hoặc đơn vị nếu bị tố cáo sai, ở mức độ nhẹ chưa có thiệt hại, nhưng nếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng thì rõ ràng cần phải có hình thức xử lý người tố cáo.
 
    Thứ hai, về cơ chế giải quyết khiếu nại, cơ chế bảo vệ người tố cáo 
 
    - Hiện nay, việc giải quyết khiếu nại chưa bảo đảm đầy đủ tính khách quan, công khai, dân chủ trong quá trình giải quyết; việc khởi kiện của người dân tại Tòa án còn bị hạn chế; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại chưa cụ thể, rõ ràng, nhất là giải quyết khiếu nại lần đầu còn quá phức tạp, thời hạn giải quyết dài, chưa tạo thuận lợi cho công dân; chưa đề cao vai trò của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và của luật sư trong quá trình giải quyết khiếu nại; thiếu chế tài cụ thể trong việc xử lý trách nhiệm thực hiện công tác giải quyết khiếu nại; hiệu lực thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại chưa cao; chưa gắn trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc tổ chức tiếp công dân. Bên cạnh đó, một số văn bản pháp luật hiện hành có quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, nhất là trong lĩnh vực đất đai… còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo, chưa tạo được thống nhất trong các quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại.
 
    - Về bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo: Theo quy định của Luật tố cáo và Nghị định 76/2012/NĐ-CP thì việc bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo có thể coi là một nguyên tắc xuyên suốt quá trình tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết tố cáo. Tuy nhiên, do mô hình cơ quan, tổ chức tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết tố cáo thường là những tập thể với nhiều bộ phận khác nhau cho nên nếu cán bộ, công chức và những người có liên quan chưa được quán triệt sâu sắc, nâng cao ý thức về việc giữ gìn bí mật thông tin của người tố cáo thì quy định này khó có thể được bảo đảm.
 
    - Về căn cứ để yêu cầu bảo vệ người tố cáo: Mục 2 và Mục 3 Chương 3 của Nghị định 76/2012/NĐ-CP quy định “khi có căn cứ” cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe; xâm hại đến tài sản, uy tín, danh dự, nhân phẩm; hoặc bị trù dập, phân biệt đối xử tại nơi làm việc... của bản thân
người tố cáo và người thân thích của người tố cáo thì tùy từng trường hợp họ có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an, cơ quan, tổ chức có liên quan áp dụng biện pháp bảo vệ. Tuy nhiên, hiểu như thế nào là “có căn cứ” theo quy định trên là một vấn đề vì quy định này không liệt kê hoặc định lượng ở mức độ, biểu hiện, hành vi nào thì được coi là “có căn cứ”. Vì vậy, trên thực tế có thể dẫn đến một trong hai tình huống: Một là, việc tố cáo chưa thực sự có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe; chưa thực sự có thể xâm hại đến tài sản, uy tín, danh dự, nhân phẩm... của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo nhưng khi được yêu cầu, người có thẩm quyền, trách nhiệm vẫn quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ... Hai là, tình huống thực sự rất cần phải bảo vệ người tố cáo nhưng có thể do quan điểm chưa đủ “căn cứ” nên người có thẩm quyền, trách nhiệm chưa kịp thời áp dụng các biện pháp bảo vệ dẫn đến hậu quả việc bảo vệ người tố cáo không đạt yêu cầu theo quy định.
 
    - Về quan hệ phối hợp giữa người giải quyết tố cáo và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong bảo vệ người tố cáo: Theo quy định của Luật tố cáo và Nghị định 76/2012/NĐ-CP, trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo trước hết thuộc người giải quyết tố cáo, sau đó là trách nhiệm của các cơ quan phối hợp như cơ quan quản lý người tố cáo tại nơi công tác, Ủy ban nhân dân địa phương nơi người tố cáo cư trú, cơ quan công an có thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan khác. Về nguyên tắc, việc quy định như vậy cơ bản khắc phục được tình trạng người tố cáo “phải tự đi tìm người bảo vệ mình”, hạn chế được khả năng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm bảo vệ người tố cáo. Tuy nhiên, nếu việc phối hợp giữa người giải quyết tố cáo và các cơ quan, tổ chức có liên quan không tốt, thì việc bảo vệ người tố cáo vẫn khó có thể đạt yêu cầu trên thực tiễn, nhất là trong các tình huống bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các quyền nhân thân khác của người tố cáo. Chẳng hạn, khoản 2 Điều 14 Mục 2 của Nghị định 76/2012/NĐ-CP quy định: “Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu có căn cứ cho thấy có nguy cơ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ và thông báo cho người được bảo vệ biết”. Thực hiện quy định này có thể nảy sinh 02 vấn đề:
 
    Một là, việc xác định “cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập” là cơ quan cấp nào? Cấp xã, cấp huyện, hay cấp tỉnh? Vấn đề này cũng sẽ là một lúng túng cho người giải quyết tố cáo khi yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ.
 
    Hai là, trên thực tế, rất hiếm khi người giải quyết tố cáo đồng thời là người trực tiếp xác minh nội dung tố cáo mà thông thường là giao cho cơ quan thanh tra thành lập đoàn xác minh cho nên khi người tố cáo có căn cứ cho rằng mình có thể bị gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe… thì họ thường sẽ thông báo và yêu cầu đến người xác minh. Sau đó, người xác minh báo cáo lại người giải quyết tố cáo tiến hành chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an nơi người cần được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Trong những trường hợp trên, không phải lúc nào việc chỉ đạo hoặc phối hợp với một cơ quan không cùng trong một ngành đều có thể diễn ra suôn sẻ, kịp thời, đặc biệt là trong các tình huống phải khẩn trương bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ bảo vệ, tạm thời di chuyển người được bảo vệ đến nơi an toàn…
 
    Thứ ba, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong một số lĩnh vực còn chưa tốt, ảnh hưởng đến quyền của người dân Theo thông tin của Thanh tra Chính phủ tại Hội nghị “Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực phía Nam” tổ chức tại thành phố Cần Thơ vào ngày 27-3-2012, trong 04 năm (2008-2011), các tỉnh, thành phố phía Nam đã tiếp hơn 583.000 lượt người đến khiếu nại, tố cáo với trên 487.000 vụ việc. TP. Hồ Chí Minh là địa phương tiếp công dân
cao nhất với gần 137.000 lượt người. Trong khi đó, trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh đã tiếp trên 19.000 lượt người với 6.500 vụ việc. Tình hình công dân khiếu nại, tố cáo vượt cấp lên Trung ương vẫn còn diễn ra khá nhiều. Thống kê của ngành chức năng cho thấy, nội
dung khiếu nại của công dân tập trung chủ yếu vào vấn đề đất đai (chiếm trên 70%) như về giá đất, phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; khiếu nại đòi lại đất cũ đã qua các thời kỳ thực hiện chính sách cải tạo nông nghiệp, cho thuê, cho mượn…(4).
 
    Về nội dung tố cáo, chủ yếu là tố cáo cán bộ mất dân chủ, lợi dụng chức, quyền để tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất đai, trong quản lý tài chính, ngân sách nhà nước; trù dập người khiếu kiện, bao che cán bộ dưới quyền; cố ý làm sai lệch hồ sơ, áp dụng pháp luật không đúng dẫn đến xét xử oan sai, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cũng theo Thanh tra Chính phủ, từ năm 2008-2011, các cơ quan hành chính nhà nước giải quyết trên 162.000 đơn khiếu nại, tố cáo. Qua phân tích cho thấy, số vụ khiếu nại, tố cáo đúng chiếm khoảng 46%; chủ yếu là khiếu nại, tố cáo sai. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước trên 300 tỷ đồng, hơn 300 ha đất, khôi phục quyền lợi cho cả ngàn người dân.
 
    2. Hoàn thiện một số quy định pháp luật nhằm bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo
 
    Trong bối cảnh Hiến pháp năm 2013 tiếp tục ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo với tư cách là các quyền chính trị quan trọng của công dân, tác giả bài viết này cho rằng cần quan tâm một số nội dung nhằm nâng cao, bảo vệ quyền khiếu nại, quyền tố cáo của người dân:
 
    - Cung cấp thông tin cho công dân, tổ chức đầy đủ, chính xác: Tiếp cận thông tin là phương tiện để nhân dân giám sát hoạt động của Nhà nước. Công khai thông tin sẽ làm tăng sự tin tưởng của nhân dân vào Nhà nước, giảm khiếu nại, tố cáo khi chưa đủ căn cứ(5). Thông tin được công khai, minh bạch, mọi người được tự do tiếp cận không chỉ tạo cơ sở để nhân dân, xã hội giám sát đối với bộ máy nhà nước, đối với việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, mà quan trọng hơn nó tạo niềm tin của các nhà đầu tư, của nhân dân vào chủ trương, cơ chế, chính sách đổi mới của Nhà nước. Tình trạng đóng dấu mật tràn lan, không đúng theo danh mục, quy định của Nhà nước đã gây khó khăn cho công dân khi thực hiện các quyền của mình, nhất là giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức (thông qua khiếu nại, tố cáo). Do pháp luật hiện hành còn thiếu các quy định ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc công khai thông tin do mình nắm giữ cũng như minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền được thông tin của công dân gặp vướng mắc khi thực hiện.
 
    - Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và quản lý nhà nước trên các lĩnh vực như một yếu tố hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo. Vướng mắc trong giải quyết khiếu nại, tố cáo xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Chính sai phạm của cán bộ, công chức là lý do để phát sinh khiếu nại, tố cáo, kể cả khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài và có tính lan tỏa, phức tạp. Một số cán bộ, công chức sa sút về phẩm chất đạo đức, quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu, vô cảm trước yêu cầu chính đáng của nhân dân. Vì vậy, cần có những quy định mạnh mẽ, cụ thể hơn nữa để nâng cao chất lượng của đội ngũ quản lý, cán bộ nhà nước. 
 
    Bên cạnh đó, công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng cần được cải tiến. Một mặt, các cơ quan, tổ chức có liên quan phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ về tiếp nhận, xử lý và giải quyết tố cáo, trong đó, nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân trong việc bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo; mặt khác, cần thiết phải quán triệt sâu sắc ý nghĩa và nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tham gia vào quá trình tiếp nhận, xử lý và giải quyết tố cáo về việc bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tố cáo nói chung, về bảo vệ người tố cáo nói riêng để người dân hiểu được và yên tâm sẵn sàng tham gia tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là trong các trường hợp tố cáo hành vi tham nhũng. 
 
    - Cần phải rà soát, tổng kết thực tiễn về bảo vệ người tố cáo để tiếp tục nghiên cứu làm rõ một số tình huống, hành vi có thể được coi là “căn cứ”, đồng thời, đưa ra một số tiêu chí cho việc được coi là có “căn cứ”, từ đó hướng dẫn thống nhất áp dụng cho việc bảo vệ người tố cáo trên phạm vi toàn quốc.
(1) Nghị định số 75/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khiếu nại (có hiệu lực từ ngày 20-11-2012), Nghị định số 76/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo (có hiệu lực từ ngày 20-11-2012).
(2) Xem: ThS. Cao Vũ Minh (2012): Để khiếu nại xứng tầm là một quyền hiến định, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (10), tr.62.
(3) Xem: Thanh tra Chính phủ (2010), Báo cáo tổng kết thi hành việc thi hành Luật khiếu nại, tố cáo (từ năm 2005 đến tháng 6-2009).
(4) Xem: Đơn thư khiếu nại, tố cáo “nóng” nhất là về đất đai, http://dantri.com.vn/c20/s20-579716/don-thu-khieu-nai-to-cao-nong-nhat-lave-dat-dai.htm, ngày 28-3-2012.
(5) Thảo luận tại hội trường tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII (tháng 11-2010), đại biểu Quốc hội đã lưu ý trách nhiệm của người tố cáo dựa theo số liệu Báo cáo của Chính phủ: Năm 2010, trong 6.681 vụ việc tố cáo thì có 912 tố cáo đúng, bằng 13,3%, có 1.945 tố cáo có đúng, có sai bằng 28,6%, có 4.025 tố cáo sai, bằng 58,5%.

Trương Hồng Quang
Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp

Nguồn: http://noichinh.vn

Bài viết liên quan

  • Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là chế định được quy định tại Chương XXI Bộ luật Dân sự năm 2005 với mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xâm hại và phòng ngừa, răn đe những hành vi gây thiệt hại trong trường hợp các bên không xác lập hợp đồng.
  • Đất đai luôn là nguồn tài nguyên quý của mọi quốc gia, bởi lẽ đó là tư liệu sản xuất quan trọng để sản xuất ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người; đồng thời, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, nên việc quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả nhất luôn là vấn đề mà Chính phủ của các quốc gia quan tâm và được bảo vệ chặt chẽ bằng luật pháp.
  • Án lệ số 06/2016/AL Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
  • Trại nuôi heo của bà B có hơn 300 con heo. Toàn bộ nước thải, phân heo được xả thẳng ra một hồ chứa rộng khoảng 500 m2. Sau đó, nước thải chảy ra sông. Nước thải tại hồ chứa nổi bọt trắng và bốc mùi hôi thối. Anh T cho biết vào những ngày nắng nóng, mùi phân heo bốc lên nồng nặc, mùi hôi thối xông vào nhà rất khó chịu. Ngày nào đi làm thì thôi chứ ở nhà là phải đeo khẩu trang và cửa nhà luôn đóng kín. Nhiều lúc gia đình anh phải bỏ dở bữa cơm vì mùi hôi thối thốc vào. Chị H than thở: Biết rằng việc chăn nuôi nhằm mục đích mưu sinh nhưng chủ trại heo cũng phải nghĩ đến sức khỏe của các hộ dân xung quanh. Sống trong bầu không khí bị ô nhiễm thế này thì làm sao chúng tôi chịu nổi. Giờ bà B lại đang muốn mở rộng trang trại, vậy người dân cần gửi yêu cầu tới cơ quan nào? Cơ quan nào sẽ giải quyết những yêu cầu về vấn đề ô nhiễm tại trại nuôi heo?
  • Hai bạn sinh viên được bố mẹ gửi tiền lên nhưng không may trong đó có 1 tờ tiền giả mà 2 em không biết. Hai em này vào siêu thị mua hàng và khi trả tiền thì bị nhân viên và bảo vệ siêu thị giữ lại, bắt nộp phạt 600.000đ. Xử lý như vậy có đúng không?
  • Gia đình tôi sống ở thành phố Hải Phòng. Bố tôi dự định xây tạm một nhà kho nhỏ để chứa đồ đạc, bên cạnh ngôi nhà đang ở. Vậy cho hỏi bố tôi có cần xin giấy phép xây dựng không? Bố tôi có lên Phòng Quản lí đô thị hỏi thì cán bộ Phòng nói rằng chỉ xây nhà tạm nên chỉ cần tới UBND phường xin là được. Nhưng khi bố tôi đến UBND phường thì phường nói lên Phòng QLĐT xin và phải có công văn hoặc giấy phép từ Phòng QLĐT mới được phép xây dựng. Vậy bố tôi cần xin tại cơ quan nào?
  • Em học mới ra trường, người yêu em có bạn quen biết bên Sở giáo dục nên người yêu em nhờ bạn giúp xin việc cho em. Người bạn đó đồng ý nhưng bên em phải chồng cho anh ấy 300 triệu để xin việc. Sau khoảng 2 năm dạy hợp đồng tại một trường trung học cơ sở thì gia đình em có đến hỏi khi nào thì được được vào dạy biên chế nhưng anh ấy luôn lấy cớ để trì hoãn hoặc không gặp mặt. Gia đình em làm căng vấn đề lên thì anh ấy mới nói là phải chờ đến năm 2020 mới chạy được và chỉ trả lại cho nhà em 70 triệu đồng. Giờ nhà em muốn hủy Hợp đồng, đòi lại tiền có được không ạ? Chứng cứ liên quan gồm Hợp đồng công việc giữa gia đình em với anh đó (Cam kết 2020 sẽ vào biên chế), Bản ghi âm các cuộc gọi trao đổi trong thông tin (trong khoảng 2 năm) Vậy với những chứng cứ trên thì liệu em có cơ hội đòi lại tiền không? Anh bạn kia sẽ bị xử phạt ra sao? Em xin cảm ơn.
  • Em rể em bị tai nạn giao thông và mất trên đường đi cấp cứu. Người điều khiển xe gây tai nạn đã bỏ chạy ngay khi gây tai nạn. Người dân bên đường đã đưa em rể đi cấp cứu và báo gia đình biết tin cũng như biển số xe gây tai nạn. Trong khi tổ chức đám tang, người nhà của người gây tai nạn có đến và đưa nhà em 30 triệu nói là tiền phúng viếng. Sau đó khoảng 2 tháng sau người nhà em có lên công an muốn biết vụ án được tiến hành tới đâu, công an cho hay khi nào có tin tức sẽ liên hệ với người nhà em. Nhưng mới tuần trước nhà em lại lên công an thì họ nói lỗi hoàn toàn là do bố vợ em, trong biên bản cũng không hề nhắc tới vấn đề người điều khiển xe máy đã uống rượu và bỏ chạy. Vậy nhà em cần làm gì để đòi lại công bằng cho em rể em?
  • Gia đình tôi có năm anh em. Ba tôi đã mất (không để lại di chúc), chỉ còn mẹ. Ba mẹ tôi cùng tạo dựng căn nhà đã lâu (50 năm). Một em trai của tôi lập gia đình ở riêng và đã mất, nay cô em dâu có chồng chết này đến nhà đòi mẹ tôi phải ký giấy di chúc cho cô được chia phần của chồng (cô đã có ba con với em tôi). Xin hỏi yêu cầu của cô em dâu có đúng pháp luật không?

Hổ trợ trực tuyến

Hotline0908 292 604
  Mr. Quynh
0908 292 604

Văn bản pháp luật

  • Văn bản 2
  • Văn bản 1

Sơ đồ đường đi

 

 

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BÌNH TÂN
Trụ sở: 840/31/1 Hương lộ 2, P. Bình Trị Đông A,  Quận Bình Tân, Tp. HCM
Văn phòng giao dịch: 60A Miếu Gò Xoài, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
 
Trưởng văn phòng: Luật sư Nguyễn Văn Quynh
Điện thoại: 0908. 292. 604 
Emai: quynhsaigontre@gmail.com
Zalo
Hotline